Theo Quyết định
số 01/2022/QĐ-TTg, năng lượng là một trong 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê
KNK để đo lường, quản lý và giảm thiểu lượng phát thải này một cách hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu phương thức kiểm kê KNK cho lĩnh vực năng lượng.
1. TẠI SAO CẦN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH CHO
LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG?
Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) là một trong những
mục tiêu của toàn cầu trong việc bảo vệ hệ thống khí hậu của trái đất và đạt mục
tiêu tới năm 2030 nhiệt độ của trái đất không tăng quá 2oC so với thời
kỳ tiền công nghiệp. Năm 2013, tổng lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
là 259,0 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó năng lượng là lĩnh
vực phát thải lớn nhất với 151,4 triệu tấn CO2 tương đương, chiếm
tỉ trọng cao nhất với khoảng 51,6%, đồng thời cũng là lĩnh vực có tiềm năng giảm
phát thải lớn nhất với mức giảm lên tới 8,4% so với kịch bản phát triển thông
thường (BAU) vào năm 2030.
Với tầm quan trọng như vậy, phát thải KNK từ lĩnh vực năng lượng cần được quan tâm và theo dõi sát sao. Do vậy, việc thực hiện kiểm kê phát thải KNK cho lĩnh vực năng lượng giúp doanh nghiệp này đo lường và giảm thiểu tác động của hoạt động của họ đối với môi trường.
2. DANH MỤC CƠ SỞ PHẢI THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG
Xem thêm chi tiết Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính tại đây
3. QUY TRÌNH KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH CHO CƠ
SỞ THUỘC LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG
Bước 1: Xác
định phương pháp kiểm kê
Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc kiểm kê khí nhà kính:
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.
Nghị định 06/2022/NĐ-CP: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozôn.
Quyết định 01/2022/QĐ-TTg: Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
Thông tư 01/2022/TT-BTNMT: Quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu.
TCVN ISO 14064-1:2011. Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức.
Bước 2: Xác
nguồn phát thải khí nhà kính
Doanh nghiệp cần
xác định những nguồn phát thải chính trong hoạt động năng lượng của mình. Điều
này có thể bao gồm các thiết bị sản xuất, hệ thống vận chuyển, lưu trữ, và phân
phối năng lượng.
Phạm vi, ranh
giới kiểm kê trong lĩnh vực năng lượng bao gồm các nội dung như sau:
Phát thải từ
đốt cháy nhiên liệu từ:
- Công nghiệp năng lượng: bao gồm sản xuất điện,
lọc hóa dầu và chế biến;
- Công nghiệp sản xuất và xây dựng: Bao gồm sản
xuất sắt thép, sản xuất phân bón, sản xuất hóa chất, sản xuất xi măng và vật liệu
xây dựng và các ngành công nghiệp khác;
- Tiêu thụ nhiên liệu trong giao thông vận tải:
bao gồm đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường thủy;
- Các ngành khác: dịch vụ thương mại, dân
sinh, nông nghiệp và phi năng lượng.
Phát thải từ phát tán thông qua các
hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch:
- Khai thác than
- Khai thác dầu và khí tự nhiên
Bước 3: Thu
thập dữ liệu
ØDữ liệu hoạt động
Thu thập dữ liệu
về lượng khí nhà kính từ các nguồn phát thải đã xác định. Dữ liệu này có thể
bao gồm thông tin về tiêu thụ năng lượng, loại nhiên liệu sử dụng, và các chỉ số
quan trọng khác.
Ví dụ đối với việc
tiêu thụ nhiên liệu trong hoạt động vận tải, các dữ liệu cần thu thập bao gồm:
lượng tiêu thụ nhiên liệu được mua (xăng, dầu diesel, LPG, GNV,…); lượng tiêu
thụ điện;…
ØHệ số phát thải
theo các tài liệu do Việt Nam và Quốc tế công bố:
- Bậc 1: Sử
dụng các số liệu thống kê quốc gia và các hệ số phát thải mặc định của IPCC (quốc
tế).
- Bậc 2: Sử dụng số liệu thống kê quốc gia và các hệ số phát thải đặc trưng quốc gia (Việt Nam)
Hệ số phát thải
cho lĩnh vực năng lượng theo Quyết định 2626/QĐ-BTNMT
Bước 4: Tính
toán phát thải
Việc tính toán
phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực căn cứ theo các phương pháp kiểm kê khí nhà
kính.
Kết quả kiểm kê
khí nhà kính được tính toán, tổng hợp trên cơ sở các biểu mẫu về số liệu hoạt động,
hệ số phát thải, hệ số nóng lên toàn cầu cho các nguồn phát thải, hấp thụ được
kiểm kê khí nhà kính của lĩnh vực năng lượng.
Công thức tổng
quát tính toán phát thải KNK từ hoạt động đốt nhiên liệu của các cơ sở thuộc
lĩnh vực năng lượng theo cách tiếp cận Bậc 1 được biểu diễn theo Phương
trình
Phát thải i,j
= Tiêu thụ nhiên liệu j x Hệ số phát thải i,j
Trong đó:
Phát thải i,j
= phát thải KNK i từ đốt nhiên liệu j, tấn CO2td
Tiêu thụ nhiên liệu
j = lượng nhiên liệu loại j được đốt (TJ)
Hệ số phát thải i,j
= hệ số phát thải mặc định theo loại KNK i và nhiên liệu j (kg/TJ)
i = loại KNK có
thể phát thải trong quá tình đốt nhiên liệu (CO2, CH4, N2O)
j = loại nhiên liệu.
Do hoạt động
khai thác và xử lý than có hệ số phát thải KNK đặc trung quốc gia được công
bố bởi Bộ Công Thương, nên tiểu lĩnh vực này được áp dụng cách tiếp cận Bậc
2 để tính toán phát thải KNK. Công thức tổng quát tính toán phát thải KNK từ
hoạt động này được lấy theo Hướng dẫn thực hành tốt của IPCC, được biểu diễn
trong các phương trình:
+ Khai thác hầm
lò:
Phát thải CH4
(Gg) = Hệ số phát thải CH4 từ khai thác hầm lò (m3 CH4/tấn
than được khai thác) * Sẩn lượng than hầm lò (Mt) * Hệ số chuyển đổi (Gg/106m3)
+ Khai thác lô
thiên:
Phát thải CH4
(Gg) = Hệ số phát thải CH4 từ khai thác lộ thiên (m3 CH4/tấn
than được khai thác) * Sản lượng than lộ thiên (Mt) * Hệ số chuển đổi (Gg/106m3)
+ Sau khai thác:
Phát thải CH4 dưới lòng đất (Gg) = Hệ số phát thải CH4 sau khai thác hầm lò (m3 CH4/tấn than được khai thác) * Sản lượng than hầm lò (Mt) * Hệ số chuyển đổi (Gg/106m3)
Phát thải CH4
bề mặt (Gg) = Hệ số phát thải CH4 sau khai thác lộ thiên (m3
CH4/tấn than được khai thác) * Sản lượn than lộ thiên (Mt) * Hệ số
chuyển đổi (Gg/106 m3)
Hệ số phát thải
cho lĩnh vực năng lượng áp dụng cách tiếp cận Bậc 2 theo Quyết định 2626/QĐ-BTNMT
Bước 5: Đánh
giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính
Đánh giá độ không
chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng được căn cứ
theo hướng dẫn IPCC 2006, ISO 14064:2018.
- Xác định độ
không chắc chắn của số liệu hoạt động, hệ số phát thải, kết quả tính toán trong
quá trình kiểm kê khí nhà kính.
- Xây dựng bảng tổng
hợp độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính.
Bước 6: Xác
định cơ hội tiết kiệm năng lượng
Khi bạn đã biết mức
phát thải của mình, bạn có thể xác định cơ hội tiết kiệm năng lượng. Một số biện
pháp giảm phát thải đối với các đơn vị cơ sở có thể áp dụng bao gồm:
- Sử dụng năng
lượng tái tạo (Năng lượng mặt trời áp mái hoặc năng lượng gió): đối với
biện pháp này, chúng ta có thể tham khảo phương pháp AMS-I.F – Phát điện từ
năng lượng tái tạo cho tự dùng và lưới điện quy mô nhỏ, phiên bản 05.0. Lắp đặt
hệ thống năng lượng tái tạo như điện mặt trời áp mái, điện gió cho tự dùng tại
cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Hiệu quả năng
lượng (EE): Các biện pháp EE có thể bao gồm các biện pháp tiết kiệm điện,
ví dụ như nâng cấp hệ thống chiếu sáng, tối ưu hóa máy nén khí, cải thiện hệ thống
làm mát, lắp biến tần hoặc các biện pháp tiết kiệm điện khác. Với biện pháp EE,
chúng ta có thể tham khảo phương pháp AMS-II.D – Các biện pháp tiết kiệm năng
lượng và chuyển đổi nhiên liệu cho các cơ sở công nghiệp, phiên bản 13.0.
Bước 7: Xây
dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính
Báo cáo kiểm kê
khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo Mẫu số 06, Phụ lục II Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
4. CAM KẾT CỦA MECIE
+ Đội ngũ chuyên
gia có đầy đủ bằng cấp và chứng nhận, hoạt động > 10 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực kiểm kê năng lượng, môi trường.
+ Kinh nghiệm làm
việc chuyên nghiệp với Doanh nghiệp.
+ Dịch vụ nhanh
chóng, chất lượng.
+ Có khả năng xử lý tốt công việc với các Cơ quan ban ngành
5. DỰ ÁN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH MECIE VIỆT
NAM THỰC HIỆN
-
Công ty TNHH Luyện kim Thăng Long – Bình Phước
-
Công ty cổ phần Toàn Thắng – TP. Hải Phòng.
-
Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Sản xuất Đại Thắng – TP. Hải Phòng.
-
Công ty TNHH Tân Thuận Phong – TP. HCM.
-
Công ty TNHH Thương mại và xây dựng An Sinh – Quảng Nam.
-
Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan – Đồng Nai.
-
Công ty Sài Gòn Xanh – TP. HCM.
-
Công ty TNHH Thương Mại Môi trường Thiên Phước – Đồng Nai.
-
Công ty cổ phần môi trường Miền Đông – Bình Phước.
-
Công ty TNHH Aeonmall Việt Nam – TP. Hà Nội
-
Công ty MTV Xi măng Vicem Hải Phòng – TP. Hải Phòng.
-
Công ty TNHH XD-TM&SX Nam Thành Ninh Thuận – Ninh Thuận.
…..
Cùng hơn 30 doanh nghiệp khác
Nếu Doanh nghiệp cần thêm thông tin chi tiết liên quan đến thực hiện KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH (KNK), hãy liên hệ MECIE VIỆT NAM để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
CÔNG TY
TNHH MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT – MÔI TRƯỜNG MECIE
☎ |
Hotline: |
0965.355.519 |
✉ |
Email: |
|
|
Địa chỉ: |
|
|
KV Miền Bắc: |
Tầng 5, tòa nhà Nam Hải Lakeview, Lô 1/9A, KCN Vĩnh Hoàng,
Quận Hoàng Mai, Hà Nội |
|
KV Miền Nam: |
Số 3, đường 7, KDC Cityland, Quận Gò Vấp, TP.HCM |
|
KV Miền Tây: |
Số 34 đường Trần Bình Trọng, Phường 5, Khóm 5, TP.Cà
Mau |